Các khoản chi phí bị khống chế năm 2020

Các khoản chi phí bị khống chế năm 2020

Tổng hợp các khoản chi phí bị khống chế, mức khống chế như: Chi phí nghỉ mát, chi phí lãi vay, công tác phí, bảo hiểm nhân thọ, trang phục, chi phí quà tặng – phúc lợi cho nhân viên, quảng cáo…Các khoản chi phí bị khống chế năm 2020 khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN mới nhất 2020. Các chi phí trang phục, phụ cấp công tác, phụ cấp điện thoại có bị khống chế không? Chi phí tiếp khách, biếu tặng, chi phí lãi vay, quảng cáo có bị khống chế bao nhiêu phần trăm? Trong quá trình làm việc, kế toán chắc hẳn đã gặp nhiều trường hợp mặc dù có đầy đủ chứng từ, hóa đơn nhưng một số loại chi phí lại không được tính vào chi phí thuế TNDN. Vậy những khoản chi phí bị khống chế này là gì? Khi hạch toán chi phí bị khống chế cần lưu ý những điều gì để tránh gặp sai sót trong quá trình thanh tra thuế? Hãy cùng Dịch vụ kế toán Hưng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chi phí hợp lệ
                                                                        Chi phí hợp lệ

I. Các “CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ” cần phải thoả mãn những điều kiện gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu các khoản chi phí bị khống chế năm 2020. Chúng ta cần phải nắm được điều kiện để các chi phí thoả mãn là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

☑️ Điều kiện thứ nhất. cần phải đề cập đến đó là các khoản chi thực tế phát sinh phải liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

☑️ Thứ 2: Khoản chi đó phải có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

☑️ Thứ 3: Nếu khoản chi đó có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có tổng giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT).

 => Khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

II. Các khoản chi phí bị khống chế năm 2020

1. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hội nghị, cho biếu tặng

Theo điểm 2.21 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC:

Trước năm 2015: – Mức không chế 15% áp dụng đối với các khoản chi phí bao gồm: Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

Nhưng kể từ ngày 6/8/2015: Thì Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 14 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

=> Tức là: Những khoản chi phí nêu trên SẼ KHÔNG BỊ KHỐNG CHẾ 15% nữa.

2. Chi phí có tính chất phúc lợi cho nhân viên

– Các khoản chi trực tiếp có tính chất phúc lợi cho người lao động như:

  +  Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị.

  +  Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập.

  +  Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động.

  +  Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác………

 => Các khoản chi liên quan đến phúc lợi cho người lao động ở trên không được vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

LƯU Ý: Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định. (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Ví dụ 1: Công ty A hoạt động từ năm 2017. Tổng tiền lương thực tế chi trả trong năm 2019 là 4.200.000.000 đồng.Như vậy:

01 tháng lương bình quân thực tế trong năm 2019 = 4.200.000.000 đồng/12 tháng = 350.000.000 (đồng/tháng).

Ví dụ 2: Công ty A hoạt động từ 01/04/2018. Tổng tiền lương thực tế chi trả trong năm 2018 là 1.800.000.000 đồng. Như vậy:

01 tháng lương bình quân thực tế trong năm 2018 = 1.800.000.000 đồng/9 tháng = 200.000.000 (đồng/tháng).

Ví dụ 3: Công ty dịch vụ Kế Toán Hưng Phúc năm 2019 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2018 của doanh nghiệp như sau:

(12.000.000.000 đồng : 12 tháng) = 1.000.000.000 đồng.

3.  Mức khống chế đối với tiền ăn ca

Kể từ ngày 15/10/2016: Tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, nếu doanh nghiệp chi cho người lao động số tiền ăn ca vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Thì khoản chênh lệch đó người lao động sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Đồng thời doanh nghiệp sẽ không được đưa vào chi phí được trừ phần tiền ăn vượt mức khi tính thuế TNDN.

Nếu doanh nghiệp tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động thì các khoản chi phí cho việc nấu ăn này sẽ bị khống chế. Tuy nhiên phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ của các nguyên liệu mua vào. Cũng như danh sách cán bộ nhân viên được phụ cấp ăn ca đi kèm.

Chi phí đồng phục bị khống chế
Chi phí đồng phục bị khống chế

4. Tiền chi trang phục, bảo hộ lao động, các khoản bảo hiểm

 4.1 Tiền chi trang phục

Hiện nay có các hình thức chi trang phục cho nhân viên như sau:

 –  Chi trang phục bằng tiền.

 –  Chi trang phục bằng hiện vật.

 – Chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật.

Vậy, mức khống chế đối với phần chi trang phục là bao nhiêu?

Theo  điểm 2.7, khoản 2, điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC  được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC.

 –  Trường hợp nếu chi bằng tiền: Thì khoản chi phí sẽ được tính theo số thực chi nhưng không vượt quá 5.000.000đ/người/năm.

 –  Nếu chi trang phục bằng hiện vật thì sẽ không bị khống chế mức chi. Tuy nhiên phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ đối với khoản trang phục này.

 –  Nếu doanh nghiệp vừa chi bằng tiền, vừa chi bằng hiện vật thì phần chi bằng tiền sẽ bị khống chế ở mức 5.000.000 đồng/người/năm.

4.2 Các khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ

Mức khống chế để được tính vào chi phí được trừ  là: 3 triệu đồng/người/tháng.

5. Chi phí thuê sửa chữa TSCĐ, trích trước TSCĐ

– Các chi phí về bằng sáng chế, tài liệu kỹ thuật, giấy phép chuyển giao công nghệ, lợi thế kinh doanh. => Được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh với thời gian phân bổ không quá 3 năm.

– Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định. => Được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.

– Tiền thuê TSCĐ phân bổ dần theo số năm mà bên đi thuê trả trước.

Ví dụ:  Công ty ABC thuê tài sản cố định trong 3 năm với số tiền thuê là: 300 triệu đồng và thanh toán một lần.

Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Thì chi phí thuê tài sản cố định vượt trên 100 triệu đồng/năm không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Nếu có phát sinh chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê, mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê. Thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.

==> NHƯ VẬY: Các chi phí về công cụ dụng cụ, bằng sáng chế, chi phí sửa chữa….phân bổ vượt quá 3 năm. Cũng như chi phí vượt số năm bên đi thuê trả trước đối với tiền thuê TSCĐ sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mức khống chế lãi vay
                                                                                       Mức khống chế lãi vay

6. Chi phí lãi vay

Theo Khoản 2.17, 2.18 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC. (Được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC).

Khoản chi phí lãi vay bị khống chế được quy định như sau:

 – Phần lãi vay của các đối tượng khác không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. => Không được tính vào chi phí được trừ.

 – Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ.

Phần chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

 – Trường hợp doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp. => Sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Như vậy:
– Nếu DN đã góp đủ vốn điều lệ thì toàn bộ chi phí lãi vay được trừ.
– Nếu DN chưa góp đủ vốn điều lệ thì Chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu sẽ bị loại.

7. Khống chế giá trị trích khấu hao TSCĐ bé hơn hoặc bằng 1,6 tỷ đồng

Doanh nghiệp sẽ không được tính vào chi phí được trừ phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

(Ngoại trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. Ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô).

Xem thêm: Hạch toán mua xe ô tô trên 1.6 tỷ

8. Chi phí vượt định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định chi phí không được trừ:
“2.3. Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.”

9. Các khoản tiền phạt không được trừ

– Vi phạm luật giao thông,
– Vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh,
– Vi phạm chế độ kế toán thống kê,
– Vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và
– Các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
    => Những khoản phạt trên sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN nhé.
———————————————————————————————————————————————–
Nếu các bạn còn  thắc mắc vấn đề gì hãy để lại comment nhé. Đội ngũ Hưng Phúc sẽ tư vấn hỗ trợ các bạn.

0 đánh giá "Các khoản chi phí bị khống chế năm 2020"

5.0

5 sao
0 đánh giá
4 sao
0 đánh giá
3 sao
0 đánh giá
2 sao
0 đánh giá
1 sao
0 đánh giá
Nhập thông tin
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0986883137
0
Hãy xem bình luận mọi người nói gì về Hưng Phúcx
()
x
Best SMM Panel Free WordPress Themes Breaking News Breaking News